Năm 1947, cửa hàng miễn thuế đầu tiên trên thế giới ra đời tại sân bay Shannon (Ireland), chủ yếu phục vụ các hành khách di chuyển giữa châu Âu và Bắc Mỹ. Mô hình này nhanh chóng thành công và được sao chép tại nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: Shannon Ltd. |
13 năm sau, 2 doanh nhân người Mỹ Charles Feeney và Robert Warren Miller thành lập Duty Free Shoppers (DFS). Sau nhiều năm liên tục đổi mới và mở rộng hệ thống cửa hàng, DFS trở thành đơn vị bán lẻ du lịch lớn nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Shutterstock. |
Năm 2017, quy mô thị trường hàng miễn thuế toàn cầu đạt 70,37 tỷ USD, theo Verified Market Research. Với mức tăng trưởng hàng năm 6,8% trong giai đoạn 2018-2025, con số này dự kiến đạt 118,81 tỷ USD năm 2025. Ảnh: GTP. |
Hồi đầu năm, sân bay quốc tế Incheon công bố doanh thu 2,4 tỷ USD năm 2018, vượt mức kỷ lục năm 2017. Kết quả này đưa Incheon trở thành sân bay số 1 thế giới về bán lẻ sản phẩm miễn thuế. Ảnh: Business Korea. |
Đại diện sân bay Incheon cho biết có tổng cộng 67,7 triệu lượt khách ghé thăm năm 2018, trong đó lượng khách đi đạt 33,8 triệu, tăng 9,9% so với năm trước. Cùng với việc mở cửa nhà ga số 2 năm 2018, doanh thu hàng miễn thuế tại sân bay này tăng trưởng 14,8% trong năm vừa qua. Ảnh: Business Korea. |
Xếp sau Incheon là sân bay Dubai với 2 tỷ USD doanh thu bán lẻ hàng miễn thuế năm 2018. Đây là một trong những sân bay đông đúc và sở hữu những cửa hàng miễn thuế xa hoa nhất trên thế giới. Tổng diện tích bán lẻ ở sân bay này hơn gấp rưỡi nhà thờ Thánh Peter ở Rome. Ảnh: Dubai International Airport. |
Với tổng mức đầu tư 120 triệu euro, khu phức hợp mua sắm hàng miễn thuế lớn nhất thế giới đã chính thức đi vào hoạt động tại sân bay Istanbul năm 2018. Sân bay rộng 53.000 m2 này được thiết kế dựa trên những xu hướng mua sắm và bán lẻ hàng miễn thuế hiện đại. Trước khi khu phức hợp này ra đời, doanh thu hàng miễn thuế ở sân bay Istanbul đã đạt 1 tỷ euro năm 2017 với thị phần lớn nhất thuộc về các mặt hàng thuốc lá (36%). Ảnh: VideoBlocks. |
Ngoài ra, các sân bay New Delhi, Hong Kong, Trung Quốc, Heathrow, Zurich… cũng được xem là thiên đường mua sắm đối với hàng miễn thuế. Với lợi thế là các điểm du lịch và trung chuyển nổi tiếng, cùng nhiều mặt hàng địa phương đặc biệt, khu vực mua sắm tại các sân bay này luôn tấp nập người qua lại. Ảnh: iStock. |
Theo báo cáo của Reportsnreport, các sản phẩm chăm sóc cá nhân là ngành hàng đem về doanh thu cao và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường hàng miễn thuế tại các sân bay. Trong khi đó, rượu, các thức uống có cồn và thuốc lá được đánh giá là những sản phẩm nên chọn mua nhất vì mức thuế cao vốn có của những mặt hàng này. Ảnh: Pula Airport. |