Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Thọ Lạc cho biết năm 2024, dù xã hội có nhiều biến động, nhưng với tinh thần “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến,” không chao đảo trước các nghịch duyên, thử thách. Chuyên ngành Văn hóa Phật giáo cả nước đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc các công tác Phật sự chuyên đề theo lĩnh vực phân công, được Trung ương Giáo hội và Tăng Ni, Phật tử ghi nhận đánh giá cao, các tầng lớp xã hội đồng thuận, hợp tác bền vững.
Hòa thượng Thích Thọ Lạc phát biểu khai mạc |
Theo đó nhấn mạnh thành tựu nổi bật gồm: Triển khai 04 đề án văn hóa lớn, ký kết hợp tác với 12 Ban Trị sự các tỉnh, thành, 02 trường đại học, 01 cơ sở và 01 thiền phái, góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027, xây dựng hệ giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam gắn liền với truyền thống dân tộc. Tổ chức thành công các lễ hội Phật giáo quy mô lớn như: Lễ hội Xuân Chùa Hương, Yên Tử; Thắp sáng Tri ân mùa Vu lan tại Ninh Bình; Lễ hội Quán Âm tại Đà Nẵng, Bạc Liêu, Nghệ An; Lễ hội Ók Om Bók… Các sự kiện đều được tổ chức trang nghiêm, an toàn và tiết kiệm, tạo dấu ấn sâu sắc trong cộng đồng.
Tại Hội nghị, Thượng tọa Thích Phước Nghiêm, thay mặt Trung ương Giáo hội, đã thông qua các quyết định và điều hành lễ trao bằng Tuyên dương công đức để ghi góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của GHPGVN, cũng như bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hoá Phật giáo Việt Nam.
Sau Hội nghị tổng kết, kế hoạch tổ chức các chương trình văn hóa Phật giáo chào mừng Đại lễ Vesak 2025 được hội bàn, bao gồm các mục tiêu chính và yêu cầu thực hiện các hoạt động văn hóa hướng đến việc tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam. Năm nay là kỳ thứ 2 Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn tham gia tiểu ban trang trí và ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch Hiệp hội được tín nhiệm bầu làm Phó trưởng tiểu ban trang trí triển lãm trên không của Đại lễ Vesak 2025.
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn được tín nhiệm bầu làm Phó trưởng tiểu ban trang trí triển lãm trên không của Đại lễ Vesak 2025. |
Các hoạt động được thiết kế để tăng cường giao lưu, học hỏi giữa các hệ phái Phật giáo trong và ngoài nước. Một nền tảng online triển lãm sẽ được xây dựng để quảng bá các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo.
Các hoạt động văn hóa trước Đại lễ Vesak 2025 bao gồm: Sáng tác và thi tuyển các chương trình nghệ thuật như âm nhạc, phim, nhạc kịch, thơ đối, với các buổi biểu diễn tại các địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM; Các chương trình nghệ thuật đặc sắc, biểu diễn vở nhạc kịch về cuộc đời Đức Phật và các sự kiện văn hóa Phật giáo. Các đề án văn hóa Phật giáo Vesak 2025 gồm 7 đề án chính như Triển lãm văn hóa Phật giáo, Hội chợ văn hóa Phật giáo, tổ chức các hoạt động nghệ thuật, giao lưu quốc tế, và quà tặng Vesak. Đồng thời, có 5 tiểu ban phụ trợ giúp hỗ trợ các hoạt động, bao gồm tiểu ban tài chính, phiên dịch, bảo trợ nghệ thuật, hậu cần, và quay phim, chụp ảnh.
Những tiết mục biểu diễn nghệ thuật pha trà và triết lý được các trà nhân, trà sư am hiểu trực tiếp thực hiện để các thành viên thông qua, nhằm đảm bảo việc tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa trà của các nước, đặc biệt là văn hóa trà của Việt Nam cũng được các vị chủ tọa, các tiểu bang và một số doanh nghiệp tham gia, thưởng trà và có góp ý để hoàn thiện một số hoạt động văn hóa gắn liền với Phật giáo như trà đạo
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia trà hệ sinh thái Đôi Dép trình bày về Việt trà thức |
Kịch bản và lịch trình bao gồm các hoạt động từ ngày 3 đến ngày 8 tháng 5 năm 2025, như khai mạc triển lãm, các chương trình nghệ thuật quốc tế, và lễ hội hoa đăng. Cuối cùng, các tặng phẩm cho đại biểu gồm logo biểu tượng Vesak, sách và phim về di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, cùng các sản phẩm khác để giới thiệu đến đại biểu quốc tế.