Những quán ăn Hà Nội chẳng khác nào nhà hàng mậu dịch

Thứ Sáu, 17/02/2023 09:55
Tới các quán ăn này, du khách như ngược dòng thời gian trở về thời "ông bà ta" với khung cảnh xưa cũ, tem phiếu, sổ gạo thời bao cấp, sử dụng vật trang trí như đèn bấc, xe đạp Phượng Hoàng, ăn cơm độn khoai, cà muối.

Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37

Cửa hàng nằm nép mình tại số 37 Nam Tràng, Trúc Bạch. Vừa bước chân tới đây, du khách sẽ lạc vào không gian lạ lẫm, với những tấm bảng hiệu xanh, chữ đỏ viết tay, bàn ghế gỗ mộc mạc, những hũ sành, đất nung lấp đầy một phần không gian quán.

Không gian quán ăn đưa thực khách trở về thời bao cấp. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37
Không gian quán ăn đưa thực khách trở về thời bao cấp. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37

Trên tường, quán treo đầy tranh ảnh, những tờ báo cũ màu đen trắng, chiếc xe đạp Phượng Hoàng, chiếc đèn bấc... Ngay cả hoa cỏ ở đây cũng được lựa chọn mang đậm màu sắc thôn quê, giản dị, yên bình.

Khung cảnh như đưa thực khách ngược dòng thời gian về quá khứ. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37
Khung cảnh bình yên, nhẹ nhàng trong quán. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37
Những vật dụng trang trí từ thời xưa. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37
Những vật dụng trang trí từ thời xưa. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37

Các món ăn khá đa dạng, mang đến hương vị của bữa cơm Việt mẹ nấu hàng ngày như cá om, ngồng cải luộc, nộm bò rau muống, cà muối, ốc xào chuối đậu... Sau khi chọn món, thực khách sẽ được phát những tấm phiếu để mua hàng, thanh toán rồi mới trở về bàn, đưa phiếu cho phục vụ và chờ thức ăn tới.

Mâm cơm với các món dân dã, thuần Việt. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37
Mâm cơm với các món dân dã, thuần Việt. Ảnh: Cửa Hàng Ăn Uống Mậu Dịch Số 37

Đặc biệt, tất cả các món ăn sẽ được bày những bộ bát đĩa sắt tráng men giống hệt thời bao cấp. Mức giá trung bình của mỗi thực khách đến đây thưởng thức bữa ăn là 150.000 - 200.000 đồng.

Hợp tác xã ăn uống 46 An Dương

Cửa hàng có không gian khá rộng bao gồm khu trong nhà, ngoài trời, 2 tầng lầu được thiết kế theo phong cách đơn giản, hoài cổ. Đây không chỉ là nơi thực khách dùng bữa, thưởng thức các món ăn Việt hấp dẫn mà còn được tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử của dân tộc.

 
 Quán ăn là điểm đến thu hút nhiều khách nước ngoài muốn tìm hiểu về ẩm thực Việt xưa. Ảnh: Cửa Hàng Mậu Dịch Số 46 An Dương Yên Phụ Tây Hồ Hà Nội

Hợp tác xã ăn uống 46 An Dương phục vụ nhiều món ăn từ bình dân như cà muối, canh mồng tơi, rau muốn xào... đến các món Việt cầu kỳ chế biến từ cá chình, cá song, tôm hùm... Trên những tấm bảng đen quanh tường của quán là thực đơn được viết bằng phấn trắng nhìn khá độc đáo, bắt mắt. Giống như Cửa hàng mậu dịch số 37, bát đĩa ở đây cũng làm bằng sắt tráng men, bày mâm, món ăn được phục vụ bằng tem phiếu.

Tem phiếu thời bao cấp. Ảnh: Cửa Hàng Mậu Dịch Số 46 An Dương Yên Phụ Tây Hồ Hà Nội
Tem phiếu thời bao cấp. Ảnh: Cửa Hàng Mậu Dịch Số 46 An Dương Yên Phụ Tây Hồ Hà Nội
Mâm cơm thời bao cấp. Ảnh: Cửa Hàng Mậu Dịch Số 46 An Dương Yên Phụ Tây Hồ Hà Nội
Mâm cơm thời bao cấp. Ảnh: Cửa Hàng Mậu Dịch Số 46 An Dương Yên Phụ Tây Hồ Hà Nội

Quán ăn không chỉ thu hút thực khách trong nước mà cả các du khách nước ngoài với thực đơn đa dạng cả đồ Việt lẫn món phương Tây. Đặc biệt, cửa hàng còn có không gian phục vụ khách Tây muốn tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực Việt xưa, giao lưu, thưởng thức các loại nhạc cụ dân tộc.

Khách đến đây còn được thưởng thức, trải nghiệm các loại nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Cửa Hàng Mậu Dịch Số 46 An Dương Yên Phụ Tây Hồ Hà Nội
Khách đến đây còn được thưởng thức, trải nghiệm các loại nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Cửa Hàng Mậu Dịch Số 46 An Dương Yên Phụ Tây Hồ Hà Nội

Cửa hàng ăn uống mậu dịch 81

Tọa lạc tại 81 Xuân Diệu, bên một đầm sen nhỏ ven hồ Tây, cửa hàng được nhiều du khách biết đến và yêu thích với khoảng sân vườn rộng lớn trồng nhiều cây xanh. Từ ngoài nhìn vào, thực khách sẽ thấy ngôi nhà nhỏ có tường vàng, cửa gỗ xanh biếc mang đậm dấu ấn những năm 70-80 của thế kỷ trước.

Cửa hàng Ăn uống Mậu Dịch 81 Xuân Diệu. Ảnh: Tripadvisor
Cửa hàng Ăn uống Mậu Dịch 81 Xuân Diệu. Ảnh: Tripadvisor

Ngay trong khoảng sân nhỏ bày chiếc xe mô tô cũ, chạn bát gỗ từ thời các bà, các mẹ. Bước chân vào trong, thực khách sẽ choáng ngợp với cả một "bộ sưu tập" đồng hồ, máy khâu, máy đánh chữ, ti vi và nhiều vật dụng từ xưa mà nhiều bạn trẻ chưa có cơ hội nhìn thấy hay sử dụng.

Điểm chung của các cửa hàng ăn uống phong cách thời bao cấp là không gian yên bình, thanh tĩnh. Tại đây, ta được thưởng thức những món bình dị như cơm mẹ nấu, sống chậm lại, yêu đời giữa lòng đô thị phồn hoa, tấp nập.

Theo Chí Long (Lao Động)

Tin khác