Du khách "đỏ mắt" tìm tour khám phá
Sau gần một năm tạm hoãn các chương trình du lịch vì lo lắng dịch bệnh, chị Nguyễn Hiếu Hạnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) khá háo hức lên kế hoạch cho dịp nghỉ cùng bạn bè, gia đình.
Vạch một lịch trình "trốn nắng mùa hè" lên vùng cao, chị và nhóm bạn đã lên cung đường chinh phục một trong những hồ nước tự nhiên trên núi đẹp nhất thế giới - Hồ Ba Bể, cắm trại ngủ đêm ở Vườn Quốc Gia rồi tới thác nước hùng vĩ nhất Việt Nam - Thác Bản Giốc... Sau một hồi "bới tung" cả website lẫn fanpage nhiều công ty du lịch, chị vẫn chưa chọn được tour ưng ý.
Chị chia sẻ, khách du lịch hiện nay quan tâm tới sự trải nghiệm, khám phá nên không còn mặn mà với những kiểu tour với lịch trình dày đặc, vội vã, khiến họ cảm thấy…hụt hẫng vì chưa kịp khám phá đã lại lên xe đi tiếp.
Thay vào đó, nhu cầu của du khách đã thiên về những trải nghiệm mang tính chiều sâu. Nhiều du khách có xu hướng tránh xa nơi phồn hoa ồn ã vào cuối tuần để hòa mình vào thiên nhiên, về với núi rừng. Họ muốn tận hưởng những giá trị mới mẻ, độc đáo và gắn với văn hóa trong suốt cả hành trình. Nhận định về những xu hướng này, các chuyên gia du lịch đã chỉ ra sự gia tăng của thị trường du khách thế hệ Y và thế hệ Z (thế hệ 9X, 10X) với sự sẵn lòng chi trả cao cho chuyến đi, thích trải nghiệm "du lịch xanh", "du lịch sinh tồn", trải nghiệm văn hóa ẩm thực bản địa và ứng dụng công nghệ trong đặt dịch vụ cho chuyến đi.
Thế nhưng ngoại trừ một số tour chuyên biệt khám phá một điểm đến như hang động, vịnh, vườn quốc gia…, hiện nay thị trường chưa có nhiều công ty xây dựng các tour khám phá - trải nghiệm liên hoàn qua nhiều điểm đến. Du khách "đỏ mắt" tìm tour còn doanh nghiệp truyền thống thì chậm chuyển mình. Vì thế khi tìm thấy những lịch trình du lịch "đúng điệu" như Adventures hẳn sẽ vừa khiến người ta vừa tò mò vừa không khỏi hoang mang.
Xu hướng trải nghiệm, khám phá để tìm hiểu những vùng đất mới ngày càng lên ngôi
Liều lĩnh lấn vào địa hạt truyền thống
Sản phẩm Adventures là thử nghiệm mới nhưng có nền tảng từ thương hiệu quen - Mytour - một trong những công ty du lịch trực tuyến (OTA) nội địa thành công trong suốt 10 năm qua. Xâu chuỗi lại trong thời gian qua, từ một doanh nghiệp nổi đình nổi đám khi kinh doanh trực tuyến, Mytour đã có nhiều động thái "lấn sân" sang địa hạt truyền thống.
Từ mở cửa hàng, tổ chức sự kiện với thương hiệu Mytour Event, thực hiện liên tiếp các chiến dịch truyền thông rầm rộ, phát triển thêm cả dòng du lịch khám phá Adventures, Mytour có phần khó hiểu khi trở thành lính mới trong kinh doanh offline, thậm chí tự mở lối đi riêng tạo tour mới phục vụ khách hàng.
Chuỗi trải nghiệm liên hoàn khám phá Hồ Ba Bể - Thác Bản Giốc hiện là sản phẩm hot nhất của Adventures
Việc mở rộng phạm vi hoạt động của Mytour được xem là thức thời và táo bạo. Nhưng với những bộn bề khó khăn sau khi trải qua một cơn "địa chấn" vì dịch bệnh thì có không ít đánh giá trái chiều cho rằng việc đi ngược lại với xu thế online lên ngôi của Mytour là liều lĩnh.
Nhưng cũng vì Covid-19, doanh nghiệp du lịch hiểu rằng: Chỉ nên dành mức an toàn cao nhất cho du khách, còn muốn phát triển thì phải đổi mới tư duy, sáng tạo và "biến nguy thành cơ" để sống sót. Đứng trước những quyết định "sáng tạo hay là chết" như thế, sáng tạo một sản phẩm mới như Mytour cũng dễ hiểu.
Thị hiếu của du khách thời hiện đại – thế hệ "du lịch sáng tạo" đề cao trải nghiệm của bản thân sẽ không phải vì thương hiệu quen hay lạ mà ưu tiên. Họ chọn những sản phẩm phù hợp nhất. Vì thế, Mytour Event có lợi thế hơn vì đã chọn đúng nhu cầu. Thậm chí, với lịch trình khám phá sâu và dài ngày tại vùng đất mới, thưởng thức và khám phá hương vị ẩm thực đậm chất bản địa, cùng các hoạt động thử thách đa dạng trên hành trình theo cách mà Mytour Event triển khai sẽ hút cả phân khúc khách hàng truyền thống lẫn khách hàng thế hệ Y, Z. Năm 2021, xu hướng du lịch nhóm nhỏ lên ngôi, Mytour Event đã định hướng Adventures là các nhóm nhỏ chỉ từ 6 – 12 khách, thay vì các nhóm lớn như các tour truyền thống trước đây, điều này đảm bảo những trải nghiệm an toàn, trách nhiệm và bền vững cho mỗi du khách.