Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Văn Tâm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mường La, cho biết: Tính đến nay, diện tích xoài trên địa bàn huyện là 1.600 ha, trong đó, diện tích cho thu hoạch là 1.200 ha. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, hết 5 tháng đầu năm 2019, hơn 1.000 tấn xoài của Mường La đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Ông Hoàng Văn Chất - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La, dẫn đầu đoàn công tác tham quan gian hàng của các xã, thị trấn và HTX trên địa bàn huyện Mường La.
Sản phẩm rêu đá được bà con xã Nậm Giôn kỳ công hái từ những con suối nằm sâu trong rừng. Từ lâu rêu đá đã trở thành một trong những món ăn đặc sản của người dân xã Nậm Giôn. Rêu đá được chế biến thành các món ăn như: Rêu nướng, nấu canh xương, xào...
Mật ong đá - một trong những sản phẩm đặc sản không thể thiếu trong các gian hàng trưng bày của người dân Mường La.
Từ ổi...
...đến măng tây, dưa mèo...
...nấm linh chi "khủng".
Trồng cây thảo quả dưới tán rừng không chỉ giúp người dân Mường La nâng cao thu nhập mà còn giúp bà con giữ gìn và bảo vệ rừng.
Bánh dày của bà con đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn huyện Mường La, được làm từ những hạt nếp cẩm thơm ngon, dẻo trên những vạt nương giữa lưng chừng núi.
Do thích hợp với khí hậu nóng ấm của Mường La, sản phẩm chuối, mít ở nơi đây không chỉ cho quả to, đều, đẹp mà chất lượng được khách hàng đánh giá rất cao.
Sản phẩm dưa lê Hàn Quốc được HTX Hưng Thịnh, xã Mường Bú trồng thành công trong nhà kính với diện tích 5.000m2.
Tinh dầu sả Java của HTX Tinh dầu dược liệu Mường La, xã Pi Tong được chiết xuất tiêu chuẩn nghiêm ngặt và là một trong những mô hình được tỉnh Sơn La chọn làm OCOP năm 2019.
Với diện tích gần 4.000 ha mặt nước ngập từ các công trình thủy điện, nghề phát triển nuôi cá lồng ở Mường La bước đầu đã đem lại thu nhập cao cho người nông dân.
Ngoài các gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, một số gian hàng còn giới thiệu và trưng bày sản phẩm văn hóa, ẩm thực tiêu biểu của huyện Mường La.
Theo Dân Việt