Núi Emei (núi Nga Mi), Tứ Xuyên là một trong 4 ngọn núi Phật giáo nổi tiếng ở Trung Quốc. Nơi này không chỉ nổi tiếng về mức độ linh thiêng mà con là địa điểm du lịch đẹp có tiếng. Vào thời hoàng kim, núi Nga Mi có tới 38 ngôi chùa Phật giáo và 3.000 nhà sư sinh sống trên núi. Trong số đó, đền Wannian (Vạn Niên) cao 1,020m là một trong những ngôi đền cổ nhất và lớn nhất không thể bỏ qua khi ghé đến nơi này.
Theo ghi chép, đền Vạn Niên được thành lập vào năm 401, là nơi ở của Bồ Tát nên nó rất linh thiêng. Đền này ban đầu có tên là Puxian (Phổ Hiện), được người dân Tứ Xuyên tôn kính suốt hàng trăm năm.
Tiếc thay, sau này ngôi đền đã bị lửa thiêu rụi, sau đó nó được xây dưng lại vào năm 876 và được đổi tên một lần nữa thành đền Baishui (Bạch Thuỷ). Trong đền này có một hồ nước có màu trắng rất đặc biệt, là niềm cảm hứng cho rất nhiều nhà thơ, văn sĩ tới đây sáng tác.
Đền Bạch Thuỷ được xây dựng với một kết cấu đặc biệt, nó không có dầm, cột, gỗ nhưng lại vượt qua 18 trận động đất trong suốt 400 năm một cách an toàn. Do đó, ngôi đền này được biết đến như một phép lạ trong lịch sử kiến trúc cổ đại ở Trung Quốc.
Bên trong ngôi đền có một bức tượng Bồ tát Thích Ca Mâu Ni bằng đồng, cùng 5 vị La Hán ngồi trên lưng voi trắng nhìn rất trang nghiêm. Người ta ước tính bức tượng đồng được làm ra trong thời đại Tống Thái Tông trong suốt 5 năm (năm 980). Đây là bức tượng cổ lớn nhất ở núi Nga Mi và được công nhận là di tích văn hoá quan trọng quốc gia vào năm 1961.
Điểm ấn tượng nhất trong đền Bạch Thuỷ là một “chiếc răng Phật” dài 42,6cm, nặng 6,5kg được Sri Lanka tặng trong thời kỳ Minh Thế Tông. Với vẻ ngoài bóng bẩy như ngọc, màu vàng cổ ánh sọc tím huyền bí, giáo sư Dương Trung Kiên, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về động vật có xương sống cổ ở Trung Quốc cho biết, thực chất đây là một chiếc răng hoá thạch cách đây 200 nghìn năm. Nó được gọi là "răng Phật" chỉ vì có nguồn gốc từ Sri Lanka - một quốc gia Phật giáo.