Vào đầu năm nay, tại TP Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê quyệt “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050”. Mục tiêu, xây dựng và phát triển vùng tỉnh Lâm Đồng thành vùng kinh tế động lực khu vực Tây Nguyên.
Tận dụng vị thế
Lâm Đồng nằm trên trục hành lang kinh tế - đô thị quốc gia, kết nối địa phương với vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
So với các tỉnh, TP khác thì Lâm Đồng có nhiều thế mạnh, nhiều lĩnh vực thu hút đầu tư. Trước tiên chính là vị thế địa lý thuận lợi với hệ thống giao thông liên tục được nâng cấp, hoàn chỉnh như hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không, song song với hệ thống đường vành đai và các tuyến cao tốc kết nối với các vùng kinh tế cũng dần được hình thành.
Trong tương lai gần, tuyến cao tốc Hồ Chí Minh - Dầu Giây - Bảo Lộc - Liên Khương hoàn thành sẽ mở cánh cửa cho Lâm Đồng dễ dàng kết nối với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, những tuyến đường kết nối với Nha Trang, Phan Thiết cũng đã được mở rộng hoàn thiện và dễ dàng di chuyển mà trong đó Lâm Đồng nằm ở vị trí trung tâm và sở hữu sự khác biệt so với các địa phương còn lại.Đặc biệt, sân bay Liên Khương trở thành sân bay quốc tế đã giúp Lâm Đồng thu hút một lượng lớn khách du lịch từ Nam Trung Bộ.
Phát triển thế mạnh đặc thù
Với tư cách một địa phương có nhiều thế mạnh, Lâm Đồng tích cực phát triển công nghiệp và thương mại cũng như các ngành kinh tế khác một cách bền vững, gắn chặt với phát triển logistic.Về cơ cấu kinh tế, nông lâm nghiệp vẫn tiếp tục là trụ cột khi chiếm tới 45,7%; tiếp theo là dịch vụ 36,47%; cuối cùng là công nghiệp - xây dựng 17,83%.
Hiện nay, nông nghiệp của Lâm Đồng được đánh giá đứng đầu cả nước. Đến cuối năm 2018, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 54.477 ha, chiếm 19,5% tổng diện tích cây hàng năm;sản lượng cà phê đạt hơn 487.000 tấn, trà 136.445 tấn, rau 2,08 triệu tấn, hoa đạt trên 2,85 tỉ cànhcùng với nhiều loại cây công nghiệp khác như:tiêu, điều, dâu tằm...Với sự chủ động trong sản xuất sản phẩm đặc thù chất lượng, Lâm Đồng cũng tận dụng cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như như nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàngnông sản ở trong và ngoài nước.
Mặt khác với nhiệt độ trung bình từ 18 đến 25 độ C, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quang năm, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp cùng sản phẩm du lịch độc đáo đã giúp Lâm Đồng trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước.Theo thống kê của Sở VHTT&DL, trong năm 2018, khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 6,5 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 485.000 lượt..
Về công nghiệp, trong quá trình tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, Lâm Đồng xác định nâng tỷ trọng khu vực công nghiệp, đề ra nhóm ngành công nghiệp ưu tiên đầu tư phát triển từ nay đến năm 2020 bao gồm:công nghiệp chế biến bảo quản nông, lâm, sản xuất phân bón và sản xuất phân phối điện.Hiện Lâm Đồng đã xây dựng hoàn chỉnh 2 khu công nghiệp và 6 cụm công nghiệp, mở ra hướng đi tiến tới xây dựng nền công nghiệp xanh, bền vững về môi trường.
Chuyển mình theo xu hướng đầu tư
Năm 2018, tình hình thu hút đầu tư của Lâm Đồng đạt một số kết quả khả quan. Toàn tỉnh có 55 dự án đầu tư trong nước được cấp mới, với tổng vốn đăng ký trên 5.186 tỷ đồng, quy mô diện tích ước tính 492ha, số dự án tăng 3,8% so với năm 2017. Trong đó có 4 dự án với vồn đầu tư nước ngoài với tổng số vồn đầu tư khoảng 123,52 tỷ đồng và 51 dự án đạt số vốn đầu tư 5.052,35 tỷ đồng.
Theo đánh giá chung, nhiều dự án đầu tư nước ngoài đã chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến ở một số ngành, lĩnh vực; tác động lan tỏa nhất định tới khu vực doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng cao trình độ công nghệ và quản trị của các doanh nghiệp.Doanh nghiệp FDI cũng là những đơn vị tiên phong trong đào tạo, nâng cao trình độ và tác phong công nghiệp của đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý. Nhiều vị trí việc làm trước đây do chuyên gia nước ngoài đảm nhận, nay đã được thay thế bằng lao động Việt Nam. Nhiều dự án lớn đã mang lại bước đột phá, đóng góp vào nguồn thu ngân sách cho tỉnh.
Lực hút từ cơ chế đầu tư
Hiện thực hóa những chỉ đạo của Chính phủ lẫn mục tiêu kinh tế - xã hội tại địa phương, Lâm Đồng đã không ngừng giới thiệu, khai thác lợi thế phát triển theo chiều sâu, đổi mới trong hoạt động thực tiễn để thật sự trao cơ hội cho các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tham gia vào hành trình kiến tạo thành công cho tương lai.
Tỉnh đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nhân lực, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thông tin rộng rãi minh bạch, thực hiện quy trình một cửa liên thông, tạo điều kiện tối đa và tích cực tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư. Tỉnh cũng luôn bảo đảm cho nhà đầu tư được hưởng mọi ưu đãi đầu tư theo quy định. Ngoài chính sách ưu đãi đầu tư chung của Chính phủ, Lâm Đồng đã ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, đặc biệt là chính sách hỗ trợ DN đào tạo nghề; hỗ trợ lãi suất lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Trong tầm nhìn đến 2050, Lâm Đồng sẽ trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, khẳng định thế mạnh lẫn giá trị thương hiệu của một vùng đất lành.Chính vì thế cùng với sự nỗ lực của chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp địa phương thì việc phát triển của Lâm Đồng đi theo hướng có chọn lọc, chuyển dịch tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu bằng việcthu hút đầu tư có trọng điểm và đó là bước đi hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN KÊU GỌI ĐẦU TƯ
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC VỚI CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN - Mã nước: 084 - Mã vùng: 0263
Sở kế hoạch & đầu tư
- Tầng 2, khối nhà 9 tầng Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng
- Số 36 Trần Phú, phường 4 Thành phố Đà Lạt
- ĐT: 3822311 / Fax: 3834806 / Email: skhdt@lamdong.gov.vn
Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch
- Số 02 - 04 Trần Quốc Toản, Thành phố Đà Lạt
- ĐT: 3832964 / Fax: 3811656 / Email: ttxtdttmdl@lamdong.gov.vn
FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT 2019- ĐỔI MỚI VÀ ĐẦY MÀU SẮC
Sẽ trở lại hoành tráng, ấn tượng và đầy màu sắc, Festival hoa Đà Lạt 2019 diễn ra trong 5 ngày từ 20/12/2019 đến ngày 24/12/2019, với chủ đề “Đà Lạt và hoa” tại TP. Đà Lạt, TP.Bảo Lộc và các huyện trên địa bàn tỉnh.
Mỗi năm một khác, lễ hội hoa tại Đà Lạt lại lấy những chủ đề khác nhau để tạo dấu ấn cho lễ hội. Những năm trước đây, chủ đề của lễ hội hoa tại Đà Lạt là “Hoa Đà Lạt – kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, “Đà Lạt – Muôn màu sắc hoa”, “Đà Lạt – Thành phố Festival Hoa”, “Đà Lạt – Thành phố ngàn hoa”,… Được tổ chức 2 năm/lần, thương hiệu Festival hoa Đà Lạt đã trở thành cơ hội vàng cho những người yêu hoa, say đắm với Đà Lạt hồ hởi đầy phấn khởi trở lại tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật giải trí đặc sắc của sự kiện mang tầm quốc gia này.
Được tổ chức vào tháng 12 - thời điểm thời tiết đẹp nhất trong năm tại Đà Lạt. Festival hoa Đà Lạt 2019 sẽ có nhiều đổi mới, sáng tạo và điểm nhấn khác biệt hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm cho khách du lịch đến với thành phố ngàn hoa.
Sẽ có 13 chương trình lớn và đặc sắc như: Lễ khai mạc tại Quảng trường Lâm Viên; không gian hoa ở khu vực quanh hồ Xuân Hương và các làng hoa trong khu vực; thử nghiệm tuyến đường chiếu sáng nghệ thuật từ công viên Trần Hưng Đạo đến khách sạn Sài Gòn-Đà Lạt; Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam - Hàn Quốc; trưng bày, triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế 2019; Chương trình tôn vinh di sản kiến trúc Đà Lạt; Lễ khai mạc Tuần văn hóa trà và tơ lụa Bảo Lộc; trình diễn thời trang tơ lụa Bảo Lộc "Bay cao-Vươn xa"...