Báo cáo của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) công bố vào tháng 4 cho biết phát thải khí đang ở mức cao nhất trong lịch sử loài người. Các ngành bao gồm xây dựng, vận tải, công nghiệp và năng lượng là các ngành quan trọng nhất đang chuyển tiếp phát thải khí của thế giới sang thập kỷ mới. Những ngành này là ngành xương sống của bất kỳ nền kinh tế đô thị và quốc gia nào. Và các tòa nhà, nền công nghiệp bất động sản luôn tương tác với những ngành này.
Hiện có trên 30 thành phố trên thế giới công bố cam kết cân bằng lượng phát thải carbon và cho phép triển khai nhiều chính sách, chương trình ưu đãi và quy định khác nhau để chuyển đổi toàn bộ thành phố và nền kinh tế sang hành trình cân bằng lượng phát thải carbon này. Theo Báo cáo toàn cầu về Phi carbon hóa các thành phố và bất động sản của JLL, tại Châu Á có Hồng Kông, Singapore, Thượng Hải, Seoul và Tokyo.
Bài báo cáo này được xuất bản cho dịp Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2022. Theo đó, báo cáo tóm tắt tiến độ và nỗ lực phi carbon hóa của các thành phố lớn trên thế giới. Cũng tại Hội nghị, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã phát biểu những chia sẻ và định hướng phát triển của Việt Nam, trong đó phát triển bền vững là nền tảng của nền kinh tế.
Năm thành phố Châu Á đi tiên phong đã công bố công khai cam kết hoàn thành mục tiêu cân bằng lượng phát thải carbon, tham vọng nhất là Thượng Hải - giảm 65% lượng carbon vào năm 2030, theo sau là Tokyo giảm 50% lượng carbon vào năm 2030 và trở thành thành phố cân bằng lượng phát thải carbon vào năm 2050. Một nhân tố thúc đẩy chủ chốt của những cam kết này là tính dễ bị tổn thương của những thành phố này trước biến đổi khí hậu. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cũng là một quốc gia rất dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu; do đó, tính cấp bách của quá trình phi carbon hóa là hết sức quan trọng.
Vào ngày 01/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) trong đó Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về ứng phó biến đổi khí hậu, Thủ tướng công bố rằng Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các chương trình chiến lược nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo Cam kết cân bằng lượng phát thải vào năm 2050. Việt Nam đặt mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống 43.5% vào năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) và đạt 8-10% tỷ lệ tiết kiệm năng lượng so với tổng mức tiêu thụ năng lượng giai đoạn 2025-2030.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam công bố ở cấp độ quốc tế những cam kết đầy tham vọng trong hành trình cân bằng lượng carbon trên toàn cầu. Kể từ đó đến nay, chính phủ đã đạt bước tiến dài trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là khi ban hành Nghị định số 06/2022: về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn vào ngày 07 tháng 1 năm 2022 (Nghị định 06: quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn) và các Quyết định liên quan khác.
Trước khi công bố quy mô toàn thế giới này, Việt Nam đã có nhiều hoạt động pháp định liên quan đến ngành xây dựng, chẳng hạn như Nghị định 280/QĐ-TTg phê duyệt chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030, trong đó đặt mục tiêu chúng ta sẽ phải đạt 150 công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh vào năm 2030. Vào năm 2022, chúng ta đã có trên 200 công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, phần lớn các công trình này là công trình dân dụng (44%), công nghiệp (31%) và tòa nhà văn phòng (15%). Điều này cho thấy rằng thành phần tư nhân đã và đang thúc đẩy xu hướng công trình xanh này và chúng ta sẽ vượt kế hoạch đề ra của chính phủ. Tuy nhiên, so với trung bình trên 500 tòa nhà thuộc sở hữu tư nhân mới mỗi năm, tiềm năng phi carbon hóa trong lĩnh vực bất động sản là còn rất lớn, như vậy sẽ đóng góp và tác động đến hành trình phi carbon của các thành phố và toàn quốc.
Cải tạo tòa nhà
Quá trình phi carbon hóa không chỉ dựa vào các dự án phát triển mới, các tòa nhà mới mà còn dựa vào các tòa nhà hiện đang vận hành. Năm 2022 và thập kỷ này sẽ chứng kiến một giai đoạn rất thú vị và quan trọng đối với các dự án tòa nhà thương mại lớn đã hoàn công trước năm 2010. Những tòa nhà này đã đi vào vận hành trên 10 năm, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có câu hỏi liệu các tòa nhà này sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không và liệu đã đến lúc để trang bị thêm và cải tạo tòa nhà hay chưa. Bởi vì tòa nhà chiếm 60% lượng phát thải carbon tại các thành phố (tại 32 thành phố được khảo sát), nên việc cải tạo các tòa nhà cũ cũng quan trọng như khi việc ứng dụng xây dựng xanhcác tòa nhà mới vì những tòa nhà cũ này sẽ có thể tồn tại cho đến năm mục tiêu 2050. Và bởi vì các tòa nhà cũ này đang hoạt động rồi nên lượng phát thải khí nhà kính là đang được diễn ra mỗi ngày chứ không chỉ dự kiến như các tòa nhà đang trong quá trình phát triển mới.
Theo báo cáo toàn cầu của JLL về việc phi carbon hóa các thành phố và tòa nhà, các thành phố đang ở các giai đoạn phát triển về quy định và công cụ thị trường khác nhau trong công cuộc giảm phát thải khí nhà kính, một số nơi yêu cầu bắt buộc phải báo cáo về lượng phát thải của tòa nhà nhưng một số nơi chỉ mang tính tự nguyện. Đối với các thành phố lớn nhất Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, để theo kịp tiến độ của các thành phố láng giềng trong khu vực, các thành phố phải nỗ lực hơn nữa. Để đạt được kết quả trở nên phát thải bằng không, tính cấp bách của việc giảm phát thải có thể buộc các thành phố khác nhau phải bỏ giai đoạn khuyến khích để chuyển sang giai đoạn xử phạt các tòa nhà, dự án mà không đáp ứng các tiêu chuẩn hoặc quy hoạch quốc gia.
Trong ba năm qua, quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam đã có những bước phát triển lớn, chuyển đổi sang nguồn tài nguyên tái tạo nhiều hơn so với nguồn năng lượng truyền thống. Trong Quy hoạch phát triển điện lực 8 mới, chính phủ đã xác định cơ cấu bổ sung thêm nhiều nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và mặt trời vào quy hoạch phát triển điện lực thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhiều tòa nhà công nghiệp đã lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhằm giảm lượng tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Tuy nhiên, trong các ngành khác như văn phòng, bán lẻ và dân dụng, việc xây dựng năng lượng tái tạo lại tương đối hạn hẹp; những ngành này có thể nằm trong các khu đô thị phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phủ xanh mái nhà bằng các tấm pin năng lượng mặt trời là một hoạt động chủ chốt khác trong quá trình phi carbon hóa các tòa nhà ở thành phố.
Tính tuần hoàn và nền kinh tế tuần hoàn đã được trình bày trong nhiều bản tin quốc gia bắt đầu từ năm 2020. Hiện cũng có nhiều sáng kiến và chương trình nhằm phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Hơn nữa, những nỗ lực quốc tế từ Ngân hàng Thế giới, GIZ và các quốc gia phương Tây đang thúc đẩy sự tuần hoàn trong quá trình phát triển bền vững cho Việt Nam. Một số nhà phát triển, đặc biệt là trong ngành công nghiệp, đã đột phá và lồng ghép các phương án mang tính tuần hoàn trong quá trình phát triển của mình, đặc biệt là kể từ khi ban hành Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Nghị định này cho phép các dự án phát triển công nghiệp có chung cư và các chức năng khác trong khu công nghiệp. Theo đó, phế liệu của một số doanh nghiệp có thể là nguyên liệu đầu vào của các ngành khác trong cùng khu vực. Điều này yêu cầu phải có sự tin tưởng và hợp tác của nhiều bên khác nhau giữa cơ quan chức năng, công ty, tổ chức xã hội dân sự và định chế quốc tế. Ngoài ra, để xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và phi carbon hóa môi trường xây dựng, thì sự hợp tác giữa các công ty bất động sản và các khách hàng chính là chìa khóa thành công, việc hợp tác có thể bắt đầu từ điều nhỏ nhặt nhất như chia sẻ dữ liệu về mức phát thải hoặc các hoạt động mang tính cam kết về mặttài chính như hợp đồng thuê xanh. Những sự hợp tác này sẽ thúc đẩy quá trình phi carbon hóa của từng tòa nhà,lớn hơn là các thành phố và sau cùng là đến cấp quốc gia.
Bộ phận Energy & Sustainability tại JLL được thành lập để hỗ trợ các công ty, tòa nhà giảm phát thải và hướng đến một tương lai phát thải bằng không.