Tại Thái Lan, kể từ ngày 1-10, người dân tại 29 tỉnh có nguy cơ lây nhiễm cao nhất sẽ được nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Theo tờ Bangkok Post, đối với nơi làm việc, phải thường xuyên lau dọn khử khuẩn mỗi 1 - 2 giờ các bề mặt tiếp xúc thường xuyên, hệ thống thông gió và điều hòa phải có bộ lọc khí hiệu suất cao và được làm sạch 3 tháng một lần.
Đảo Phuket mở cửa đón du khách nước ngoài đã tiêm chủng đầy đủ mà không cần cách ly từ hôm 1-7 Ảnh: Reuters
Đối với nhân viên, toàn bộ người lao động phải được tiêm vắc-xin đầy đủ hoặc hồi phục sau khi mắc Covid-19 không quá 3 tháng, khai báo y tế mỗi ngày trên ứng dụng "Thai Save Thai" và phải xét nghiệm nhanh mỗi tuần.
Nhân viên không được tụ tập hoặc ăn uống cùng nhau và tuân thủ các biện pháp phòng dịch. Khách hàng cũng được yêu cầu khai báo y tế trên ứng dụng trước khi vào cửa hàng.
Các cơ sở có nguy cơ lây nhiễm như nhà hàng, tiệm làm tóc, làm đẹp, spa chỉ tiếp khách đã tiêm đủ liều vắc-xin, xét nghiệm nhanh âm tính không quá một tuần hoặc đã hồi phục sau khi mắc Covid-19 không quá 3 tháng.
Người dân đến xét nghiệm Covid-19 tại tỉnh Chon Buri - Thái Lan hôm 3-9. Ảnh: Facebook Pattayacity
Chính quyền thủ đô Phnom Penh hôm 10-9 thông báo toàn bộ các trường trung học công lập và tư thục ở thành phố sẽ được mở cửa trở lại từ ngày 15-9 tới.
Quyết định này được đưa ra dựa trên tỉ lệ tiêm vắc-xin cho giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và thanh thiếu niên độ tuổi từ 12 đến dưới 18 đạt mức cao, cũng như tỉ lệ lây nhiễm có xu hướng giảm ổn định tại thủ đô Phnom Penh.
Sau 41 ngày tiêm chủng cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi, Campuchia đã tiêm chủng cho hơn 1,7 triệu trong số hơn 1,9 triệu người trong độ tuổi đủ điều kiện.
Chính quyền thủ đô Phnom Penh thông báo toàn bộ các trường trung học công lập và tư thục ở thành phố sẽ được mở cửa trở lại từ ngày 15-9 tới. Ảnh: Khmer Times
Chính quyền Phnom Penh cũng ban hành hướng dẫn phòng dịch cho các cơ sở giáo dục công lập và tư nhân sắp hoạt động trở lại.
Các biện pháp này bao gồm "3 bảo vệ" (đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách từ 1,5m) và "3 không" (không đến chỗ đông người, không tập trung tại nơi chật hẹp, thiếu không khí, không tiếp xúc trực tiếp), ngoài ra chuẩn bị nước rửa tay sát khuẩn, xét nghiệm nhanh cho tất cả các giáo viên và nhân viên cơ sở giáo dục.
Thiếu niên được tiêm vắc-xin tại thủ đô Phnom Penh - Campuchia hồi tháng 8. Ảnh: Tân Hoa Xã
Kế hoạch "Phục hồi quốc gia Malaysia" gồm 4 giai đoạn, dựa trên 3 yếu tố chính là số ca nhiễm, số ca trong khu chăm sóc đặc biệt và tỉ lệ tiêm chủng.
Các khu vực Selangor, Kuala Lumpur and Putrajaya chuyển sang giai đoạn 2 của Kế hoạch Phục hồi Quốc gia từ hôm 10-9. Ảnh: NSTP
Giai đoạn 1, áp dụng giới hạn di chuyển toàn bộ trong thời điểm đại dịch diễn biến phức tạp khiến hệ thống y tế rơi vào tình trạng áp lực cao.
Giai đoạn 2, hoạt động kinh tế từng bước mở cửa và 80% người lao động đi làm. Tuy nhiên, chỉ một số lĩnh vực hoạt động trở lại dựa trên quyết định của chính phủ.
Giai đoạn 3, mọi hoạt động kinh tế được phục hồi, trừ những lĩnh vực nguy cơ lây nhiễm và tập trung đông người.
Giai đoạn 4, chính phủ sẽ cân nhắc mở cửa mọi hoạt động thường ngày, cho phép nhiều hoạt động xã hội hơn và khôi phục đi lại, du lịch nội địa.
Các khu vực Selangor, Kuala Lumpur and Putrajaya chuyển sang g iai đoạn 2 của Kế hoạch Phục hồi Quốc gia từ hôm 10-9. Ảnh: NSTP
Trong cuộc họp hôm 8-9, chính phủ Malaysia quyết định 3 vùng trọng điểm là Selangor, Putrajaya và Kuala Lumpur bước vào giai đoạn 2 từ ngày 10-9.
Theo hãng tin Bernama, hoạt động đi lại giữa 3 bang được phép khôi phục, thực khách được phép dùng bữa tại nhà hàng, du lịch khôi phục tại mỗi bang nhưng những hoạt động này chỉ dành cho người tiêm đầy đủ vắc-xin.
Tiệm làm tóc, làm đẹp cũng được phép hoạt động trở lại.
Malaysia hiện chỉ còn 2 bang Johor và Kedah ở giai đoạn 1.
Đề cập đến khả năng nới lỏng các biện pháp hạn chế, Thủ tướng Suga Yoshihide cho biết chính phủ đang cân nhắc sử dụng các giấy chứng nhận tiêm chủng và giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính một cách phù hợp. Điều này sẽ mở đường cho việc sớm bình thường hóa các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động ăn uống, tổ chức sự kiện và du lịch. Đồng thời, chính phủ sẽ nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp và đảm bảo việc làm, sinh kế cho người dân.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 9 nếu tình hình được cải thiện. Ảnh: Stars and Stripes
Về các biện pháp phòng dịch trọng điểm trong thời gian tới, Thủ tướng Suga cho rằng bên cạnh việc thúc đẩy chương trình tiêm chủng, chính phủ sẽ nỗ lực đảm bảo tính vững chắc của hệ thống y tế, ngăn chặn số ca nặng gia tăng.
Các trạm cung cấp oxy và trung tâm y tế dã chiến sẽ được bổ sung trên phạm vi toàn quốc. Đối với trường hợp điều trị tại nhà, bác sĩ theo dõi thường xuyên và đưa ra quyết định nhập viện trong trường hợp cần thiết.
Chính quyền thủ đô Tokyo hôm 11-9 ghi nhận 1.273 ca mắc Covid-19 mới, giảm 1.089 trường hợp, tương đương 46%, so với một tuần trước đó. Bộ trưởng Y tế Norihisa Tamura bày tỏ tin tưởng rằng tình hình dịch Covid-19 trên toàn quốc sẽ được cải thiện đủ để chính phủ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 9.
Tỉ lệ tiêm vắc-xin ở mức cao đã đưa Đan Mạch trở thành một trong những nước đầu tiên thuộc Liên minh châu Âu dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế trong nước sau 548 ngày áp dụng.
Kể từ hôm 10-9, chính phủ Đan Mạch không còn yêu cầu người dân trình chứng nhận đã tiêm vắc-xin khi vào các hộp đêm, theo hãng tin AP.
Sau khi hơn 80% dân số trên 12 tuổi ở Đan Mạch đã được tiêm đủ 2 liều, chính phủ Đan Mạch tuyên bố kể từ ngày 10-9, nước này không còn xem dịch Covid-19 là bệnh "nghiêm trọng về mặt xã hội".
Các cửa hàng mở cửa trở lại ở thủ đô Copenhagen-Đan Mạch từ tháng 3 khi nhiều người tiêm chủng hơn và tỉ lệ ca mắc Covid-19 giảm xuống. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, quy định đeo khẩu trang vẫn còn mang tính bắt buộc tại các sân bay và người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang khi đến trung tâm xét nghiệm hoặc bệnh viện.
Giãn cách xã hội vẫn được khuyến nghị và những hạn chế nghiêm ngặt khi nhập cảnh vẫn được áp dụng đối với những người không phải là công dân Đan Mạch tại các khu vực biên giới.
Ít nhất 64,1% trong tổng số 32 triệu dân Malaysia đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Y tế Magnus Heunicke khẳng định chính phủ sẽ không ngần ngại tái áp đặt các biện pháp hạn chế trong trường hợp cần thiết.
Giới chức trách nhấn mạnh rằng việc trở lại cuộc sống bình thường phải đi đôi với những biện pháp giữ vệ sinh nghiêm ngặt kết hợp với cách ly những người mắc Covid-19.
Sau khi triển khai vắc-xin thành công, Singapore đã sẵn sàng chung sống với Covid-19 và mở cửa trở lại với thế giới. Nhưng đợt bùng phát ca mắc biến thể Delta mới đã khiến kế hoạch đó chững lại.
Sư thận trọng của chính phủ Singapore cho thấy những khó khăn mà các nước châu Á khác, vốn theo đuổi chiến lược "không Covid" trước đây, cũng sẽ đối mặt khi hướng tới mô hình sống chung với Covid-19.
Bộ Y tế Singapore hôm 10-9 ghi nhận 568 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ tháng 8-2020.
Khoảng 81% người dân Singapore đã được tiêm chủng đầy đủ. Ảnh: Straits Times
Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung nhấn mạnh quốc gia này đang hướng tới việc xem Covid-19 là một bệnh đặc hữu thay vì tìm cách loại bỏ hoàn toàn.
Bộ trưởng Y tế Singapore đánh giá số ca mắc Covid-19 gia tăng hiện nay, chủ yếu do biến thể Delta, là một giai đoạn mà nước này phải trải qua trong quá trình tìm cách sống chung với Covid-19 .
Bộ trưởng Y tế Ong cũng cảnh báo số ca mắc mới mỗi ngày khoảng 400 ca hiện nay có thể đạt đỉnh 3.200 ca/ngày trước khi giảm dần.
Trong nỗ lực thực hiện kế hoạch sống chung với Covid-19, Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong hôm 6-9 cho biết các nhà chức trách đang nghiên cứu khả năng tiêm vắc-xin tăng cường cho những người trẻ tuổi nhằm làm chậm tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng hiện chưa có bằng chứng cho thấy nhóm người này cần tiêm tăng cường. Theo The Straits Times, khoảng 81% người dân Singapore đã được tiêm chủng đầy đủ.
Từng là quốc gia đi đầu trong cuộc đua toàn cầu về phủ sóng vắc-xin ngừa dịch Covid-19, Israel hiện là một trong những "điểm nóng Covid-19" trên thế giới.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân ở Jerusalem-Israel. Ảnh: Flash90
Israel từng được xem là trường hợp thử nghiệm cho việc mở cửa xã hội và nền kinh tế từ tháng 4 năm nay khi phần lớn châu Âu và Mỹ vẫn còn loay hoay với phong tỏa.
Israel cũng từng là quốc gia dẫn đầu thế giới về tỉ lệ tiêm chủng nhưng kể từ tháng 4-2021, tốc độ tiêm chủng đã chậm lại do nhiều người vẫn còn do dự. Điều đó khiến Israel đã trượt từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ 33 trong danh sách tiêm phòng đầy đủ trên thế giới của Bloomberg.
Khoảng 100.000 người Israel đang được tiêm chủng mỗi ngày, phần lớn trong số họ được tiêm mũi thứ 3. Khoảng 61% người Israel đã được tiêm hai liều, thấp hơn so với các nước có tỉ lệ tiêm phòng thấp ở châu Âu hồi đầu năm như Pháp và Tây Ban Nha.
Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế Israel, số ca nhiễm nghiêm trọng ở Israel tiếp tục giảm hôm 10-9 còn 672 người. Hơn một nửa trong số đó chưa được tiêm chủng.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân ở Jerusalem-Israel. Ảnh: Flash90
Cho đến nay, hơn 2,7 triệu người Israel được tiêm liều thứ 3 trong khi khoảng 5,5 triệu người được tiêm hai mũi và khoảng 6 triệu người đã tiêm liều đầu tiên.
Các nhà dịch tễ học cho rằng các trường hợp mắc bệnh trong số những người trên 30 tuổi đã giảm xuống nhờ liều vắc-xin tăng cường và các hạn chế đối với các quán bar và nhà hàng dành cho những người được tiêm chủng đầy đủ.
Người dân dạo chơi ở cảng Tel Aviv - Israel hôm 7-9 Ảnh: Flash90
Ông Eyal Leshem, giáo sư chuyên về các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Sheba ở Tel Ha-Shomer, cho biết: "Giờ đây, chúng tôi có một hệ thống giáo dục mở, thương mại mở hoàn toàn và mặc dù có hơn 50.000 ca mắc mỗi tuần nhưng chúng tôi không nhận thấy sự gia tăng về số ca nặng và nhập viện".
Theo ông Ran Balicer, chủ tịch ban chuyên gia cố vấn của chính phủ Israel, nhận định: "Giảm khả năng miễn dịch là một thách thức thực sự thôi thúc mọi quốc gia cần chuẩn bị kế hoạch dự phòng. Dữ liệu từ Israel trong những tuần tới sẽ cho phép thế giới đánh giá mức độ hiệu quả của chương trình tiêm phòng tăng cường".