Về Cần Đước thăm xứ chợ Đào

Thứ Ba, 04/08/2020 10:25
Không ngừng đa dạng sản phẩm tour tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, TST tourist tiên phong trong việc khảo sát và triển khai những chương trình tour mới với chính sách giá kích cầu tại nhiều địa phương, trong đó có Cần Đước (Long An) với sản phẩm tour đi trong ngày “Về Cần Đước thăm xứ chợ Đào”.

Trái ngược hoàn toàn suy nghĩ của nhiều du khách, Cần Đước chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 30km, đây là nơi lưu giữ rất nhiều di tích danh thắng mang ý nghĩa và giá trị văn hoá, lịch sử, nghệ thuật độc đáo có lịch sử gần 200 năm.  

Có lẽ, không ít lần bạn đã nghe nói về gạo nàng thơm chợ Đào, một loại gạo đặc biệt thơm ngon chỉ dùng để tiến Vua, hay từng đọc qua tác phẩm Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu; đờn ca tài tử Nam bộ đã đi vào máu của mỗi người với những khúc ca luyến láy ngọt ngào, ca ngợi cuộc sống, mảnh đất, con người chân chất, mộc mạc. 

Chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 30km, đi theo Quốc lộ 50, bạn sẽ nhanh chóng đến với nơi vẫn thường được nghe với cụm tên “Cua Đinh – Cần Đước”. Trước hết, bạn hãy đến chùa Tôn Thạnh thuộc xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Chùa cổ Tôn Thạnh có lịch sử hơn 200 năm tuổi, là nơi nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã sống và viết những áng văn bất hủ… Trong đó, bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời tại nơi này. 

Chùa Tôn Thạnh

Điểm đến đặc biệt chính là Đồn Rạch Cát pháo đài quân sự đồ sộ vào loại nhất nhì Việt Nam, do chính quyền Pháp xây dựng từ năm 1904 đến năm 1910 tại ấp Long Ninh, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Đây là pháo đài phòng thủ ven biển vô cùng kiên cố, có kiến trúc và bố trí phòng độc đáo theo hướng đối xứng. Đây là vị trí chiến lược trong phòng thủ vùng cửa sông và cửa biển từ Vũng Tàu đi vào Gia Định xưa. 

Nhà cổ trăm cột thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà trăm cột là công trình kiến trúc, điêu khắc cổ được xây dựng theo lối nhà rường Huế. Đây là ngôi nhà tiêu biểu cho tầng lớp giàu có của Cần Đước hơn 100 năm trước. Bạn sẽ được nghe bà Trần Thị Ngỏ - chủ nhân ngôi nhà, và là cháu dâu đời thứ ba của ông Trần Văn Hoa, người xây dựng nhà trăm cột giới thiệu về lịch sử, những điểm độc đáo và ý nghĩa của lối điêu khắc ngôi nhà tồn tại hơn 100 năm. 

Nhà cổ trăm cột

Chùa Phước Lâm tại xã Tân Lân, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. Vào năm 1880, lương y kiêm điền chủ ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh, đã đứng ra dựng chùa vừa thờ Phật vừa làm từ đường cho dòng họ Bùi. Vì có công với làng nên ông Minh khi mất được người tôn làm Hậu hiền và đưa vào phối tự trong đình Tân Lân. Ngôi chùa do ông lập ra ngoài tên chữ hán là Phước Lâm Tự hay còn gọi là chùa ông Miêng. Nội thất chánh điện chùa Phước Lâm còn giữ được những nét cổ kính dù trải qua nhiều lần trùng tu với hơn 40 tượng Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thị Giả, Thập Điện Diêm Vương, Hộ Pháp, Kim Cương… và nhiều bộ bao lam, hoành phi, liễn đối được sơn son thếp vàng rực rỡ. Đa số tượng Phật bằng chất liệu gỗ, đồng được chế tác từ thế kỷ XIX với phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam Bộ. Đây là đỉnh cao nghệ thuật chạm, khắc gỗ nguyên khối của những người thợ Cần Đước. Năm 2001, chùa Phước Lâm đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin ra quyết định xếp hạng Di tích cấp Quốc gia. 

Chùa Phước Lâm

Đình Vạn Phước là nơi thờ hai nhân vật có đóng góp to lớn cho đất nước và mảnh đất Cần Đước, Long An, đó là ông Bùi Quang Diệu, người chỉ huy đánh trận Cần Giuộc ngày 17/12/1861 mà Nguyễn Đình Chiểu là người chấp bút viết nên bài “Văn tế nghĩa sĩ” nổi tiếng đi vào văn thơ và được giảng dạy trong trường học. Kế đến, đình thờ ông Nguyễn Quang Đại – người thầy của đờn ca tài tử Nam bộ. Ông Nguyễn Quang Đại, tức thầy Ba Đợi, là một nhạc quan của triều đình nhà Nguyễn. Ông đã cải biên ca nhạc Huế và nhạc lễ cung đình Huế cho hợp với người dân vùng đất mới. Từ đó, nhạc cổ đã trở thành phong trào đờn ca tài tử Nam bộ. Để tôn vinh cố nhạc sư - nghệ nhân dân gian Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi) là người thầy của đờn ca tài tử Nam bộ, do ông có thời gian sinh sống và sáng tác tại Cần Đước nên người dân Cần Đước đã đặt linh vị tại đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước. 

Đi du lịch tất nhiên, bạn luôn mong muốn khám phá ẩm thực. Món cháo lòng dồi xả của quán Cháo lòng 175 Hồ Văn Huê, thị trấn Cần Đước ăn sáng là nơi giữ bí quyết món cháo lòng dồi sả đặc biệt thơm ngon

Lạp xưởng Cần Đước

Để làm quà sau chuyến đi, lạp xưởng Cần Đước tại Cô Châu với cách chế biến truyền thống từ thịt tươi mới, bí quyết ướp gia vị, phơi nắng đã làm nên hương vị thơm ngon đặc biệt. Mua thêm một ít gạo nàng thơm chợ Đào với thương hiệu Bảy Sánh chắc chắn bạn sẽ có một bữa cơm ngon cùng gia đình sau hành trình trải nghiệm những điểm đến độc lạ, những món ăn ngon đặc trưng xứ Cần Đước. Nơi cứ ngỡ lạ mà quen. 

TST tourist tiên phong liên kết và hỗ trợ, đồng hành cùng Huyện Cần Đước phát triển tour du lịch mới Cần Đước

TST tourist – Biệt thự số 10 Tú Xương, P.7, Q.3, Tp.HCM

ĐT: (028) 39 328 328 – Ext: 252, 253

HOTLINE: 0909 026 116

K.T

Tin khác