Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc

Thứ Ba, 21/07/2020 06:27
Ở Trung Quốc, “thành phố ma” Phong Đô được cho là nơi dành riêng cho những linh hồn đã rời xa thế giới.

“Thành phố ma” Phong Đô là một quần thể lớn bao gồm các đền thờ, lăng miếu và tu viện tọa lạc trên núi Ming ở huyện Phong Đô, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, nép mình ở hạ lưu phía bắc của sông Dương Tử.

Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 1
"Thành phố ma" Phong Đô nằm ở hạ lưu phía bắc sông Dương Tử.

Nơi đây thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước muốn tìm hiểu về văn hóa tâm linh, cũng như quan niệm về thế giới bên kia của Trung Quốc. Các công trình kiến trúc, tòa nhà và các bức tượng ở đây đều được xây dựng dựa trên quan niệm từ xa xưa về địa ngục. Đây không chỉ là nơi tham quan dành cho những người tò mò về những câu chuyện ma quỷ kỳ bí, mà còn giúp họ chiêm ngưỡng những tác phẩm kiến trúc độc đáo của các nghệ nhân xưa dựa trên tinh thần của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo, đồng thời thấm nhuần các bài học nhân sinh về thiện – ác, nhân – quả báo ứng…

Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 2
Các công trình kiến trúc nơi đây được xây dựng dựa theo quan niệm của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo về thế giới bên kia hay địa ngục.

“Thành phố ma” tồn tại gần 2.000 năm. Nơi đây luôn mang đến cho du khách cảm giác ma quái, rùng rợn từ quá khứ dội về. Tương truyền vào thời Đông Hán (25 - 220 TCN), có hai vị quan tên Wang Fangping và Yin Changsheng từ bỏ chốn quan trường thị phi để lên núi Ming ngộ đạo, cuối cùng trở nên bất tử. Sau khi đắc đạo, hai người quyết định xây dựng một đền thờ trên núi Ming với mục đích mô tả những hình phạt về cuộc sống ở địa ngục. Ngôi đền này có tên Âm và Dương (Yin và Wang), kết hợp tên của hai vị bất tử, còn có nghĩa là “vua của địa ngục” (theo cách gọi của người Trung Quốc: Diêm vương).

Bước vào đền, du khách được trải nghiệm các trình tự mà linh hồn người chết phải trải qua trước khi bước vào cõi âm: cầu Vô Tác, Quỷ hành hình và điện Vũ Đế.

Đầu tiên là cầu Vô Tác, nơi kết nối giữa thế giới người sống và địa ngục, đồng thời phân định linh hồn tốt hay xấu. Cầu Vô Tác được xây dựng bằng đá, có ba vòm giống hệt nhau. Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, vòm ở giữa là nơi khảo nghiệm người chết: người tốt đi qua cầu sẽ không gặp vấn đề, còn người xấu sẽ bị rơi xuống nước bên dưới. Ngoài ra, du khách ghé thăm được khuyên đi qua cầu bên trái để được ban phước lành, còn cầu bên phải cho sự giàu có, tài lộc.

Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 3
Cầu Vô Tác.

Thử thách thứ hai là Quỷ hành hình. Tại đây, linh hồn người chết chịu sự phán xét của Diêm vương. Khu vực này tập trung nhiều bức tượng, tác phẩm điêu khắc về ma quỷ dữ tợn.

Cuối cùng là điện Vũ Đế. Linh hồn người chết phải đứng một chân trên đá trong vòng 3 phút. Người tốt sẽ vượt qua được thử thách này, được đi đầu thai, trong khi kẻ xấu sẽ thất bại và đày xuống địa ngục chịu sự trừng phạt về thể xác. Trong đền cũng có rất nhiều tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc mô tả cảnh kẻ ác bị quỷ sai tra tấn ghê rợn để trả giá cho những tội lỗi gây ra. Điện Vũ Đế là công trình lớn và lâu đời nhất trong “thành phố ma”.

Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 4
Điện Vũ Đế.

Ngày nay, người ta còn cho rằng, ngôi đền Âm và Dương ở Phong Đô chính là nơi tập trung của những vong hồn đau khổ, không thể siêu thoát được.

Bên cạnh đó, “thành phố ma” còn có tháp Hồi hương, vừa được xây dựng năm 1985. Đây được cho là nơi linh hồn người chết có thể nhìn thấy gia đình, người thân trước khi xuống địa ngục.

Gương mặt khổng lồ nổi lên ở đỉnh núi Ming có tên là “Vua ma”. Bức tượng này lập kỷ lục Guinness thế giới là tác phẩm điêu khắc trên đá lớn nhất, với chiều cao 138m và rộng 217m. Du khách có thể nhìn thấy “Vua ma” ở bất kỳ đâu ở Phong Đô.

Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 5
Tượng "Vua ma".

“Thành phố ma” sôi động, nhộn nhịp khách du lịch vào ban ngày. Tuy nhiên, không ai dám đến đây vào ban đêm, vì người ta tin rằng đó là thời gian hoạt động của ma quỷ.

“Thành phố ma” Phong Đô từng được đề cập trong một số tác phẩm văn học nổi tiếng như Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Phong thần diễn nghĩa (Hứa Trọng Lâm và Lục Tây Tinh) hay Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh).

Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 6
Những bức tượng mô ta chân thực về cảnh hành hình ở địa ngục tại Phong Đô.
 
Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 7
Ngoài các tác phẩm điêu khắc, không ít bức tranh răn dạy con người về luật "Nhân - Quả".
 
Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 8
Tượng "Ma ăn vòng hoa". Trong truyền thuyết, một cô gái đã lấy trộm hoa từ các bức tượng của Đức Phật và khi cô ta chết, cô ta không được phép nhận đồ ăn từ người sống và chỉ có thể ăn vòng hoa.
 
Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 9
Tượng "Ma dâm dục".
 
Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 10
Tượng "Ma say rượu".
 
Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 11
Điện thờ Ngọc Hoàng, được xây dựng vào khoảng năm 480 TCN, và tu sửa lần cuối vào năm 1780.
 
Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 12
Cổng Địa ngục. Theo quan niệm, đàn ông phải bước qua cổng bằng chân trái, còn phụ nữ bằng chân phải.
 
Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 13  
 
Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 14
"Thành phố ma" thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
 
Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 15
Các nghệ sĩ đóng giả các nhân vật ở địa ngục biểu diễn phun lửa phục vụ du khách.
 
Rợn người bước vào 'chốn địa ngục ở trần gian' tại Trung Quốc - ảnh 16
Đồ lưu niệm ở "thành phố ma" chủ yếu là mặt nạ ma quỷ, vòng cầu an...
Theo Tiền Phong, Radiichina, Atlasobscura

Tin khác