Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa gỗ lim gần 400 tuổi ở Thái Bình

Thứ Hai, 31/07/2023 06:12
Toạ lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, chùa Keo là niềm tự hào của người dân Thái Bình khi lưu giữ hai bảo vật quốc gia độc bản quý giá.
Theo tài liệu lưu giữ, chùa Keo được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Ảnh: Chu Thái Hà
Theo tài liệu lưu giữ, chùa Keo được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Năm 2012, quần thể chùa Keo được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, điểm đến du lịch quốc gia từ năm 2013. Ảnh: Chu Thái Hà 
 
Văn bia và địa bạ chùa Keo ghi lại diện tích toàn khu khoảng 58.000m2, gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay, toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc“. Ảnh: Chu Thái Hà
Chùa có mô hình “tiền Phật, hậu Thánh“. Khu thờ Phật gồm: Chùa ông Hộ, tòa thiêu hương và điện Phật. Phía trong là khu thờ Thánh Thiền sư Không Lộ. Ngoài ra, chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế lễ thời Lê.
Chùa có mô hình “tiền Phật, hậu Thánh“. Khu thờ Phật gồm: Chùa ông Hộ, tòa thiêu hương và điện Phật. Phía trong là khu thờ Thánh Thiền sư Không Lộ. Ngoài ra, chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế lễ thời Lê. Theo Ban quản lý di tích chùa Keo, gỗ để xây dựng chùa được lấy từ các miền ngược như: Lào Cai, Yên Bái... Người dân vận chuyển vất vả về dưới xuôi bằng thuyền, bè và trâu, ngựa.
Trong ảnh là hai dãy hành lang, mỗi bên có 33 gian được gọi là “Tả vu, hữu vu” là nơi chuẩn bị đồ cúng lễ, dâng hương...
Trong ảnh là hai dãy hành lang, mỗi bên có 33 gian được gọi là “Tả vu, hữu vu” là nơi chuẩn bị đồ cúng lễ, dâng hương...
Tiêu biểu nhất ở chùa Keo là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo, đây là một kiến trúc đẹp, cao 11m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng 12 mái ngói với 12 đao loan. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,2m; tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,3m, đường kính 1m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62m, đường kính 0,69m đều được đúc năm 1796.
Tiêu biểu nhất ở chùa Keo là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo cao 11m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng 12 mái ngói với 12 đao loan.
Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,2m; tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,3m, đường kính 1m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62m, đường kính 0,69m đều được đúc năm 1796.
Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,2m; tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,3m, đường kính 1m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62m, đường kính 0,69m đều được đúc năm 1796.
Mái chùa được lợp ngói vảy cá mềm mại. Các góc mái theo kiến trúc đao góc, uốn cong chạm trổ hình rồng, phượng, cá chép hóa rồng...
Mái chùa được lợp ngói vảy cá mềm mại. Các góc mái theo kiến trúc đao góc, uốn cong chạm trổ hình rồng, phượng, cá chép hóa rồng...
aa
Chị Bùi Thị Ngọc Anh (Thái Bình) cho biết: "Một tháng tôi thường đến chùa dâng hương một đến hai lần để cầu bình an, may mắn. Ngôi chùa để lại ấn tượng đặc biệt với tôi bởi thiết kế hầu hết là gỗ, những trụ cột bằng gỗ nguyên khối rất chắc chắn. Hiếm có ngôi chùa nào đến cả 400 năm tuổi vẫn giữ được kiến trúc độc đáo và kiên cố như vậy".
Theo Lương Hà (Lao Động)

Tin khác