Nguồn: JLL |
Một nghiên cứu của 32 trung tâm đô thị toàn cầu cho thấy rằng ngành bất động sản chiếm trung bình 60% tổng lượng phát thải carbon, vượt 40% so với mức dự toán hiện tại của Hội đồng Công trình xanh Thế giới. Theo nghiên cứu mới của JLL, mức đóng góp này còn cao hơn nhiều tại một số trung tâm kinh doanh lớn nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương như Tokyo (73%), Seoul (69%) và Melbourne (66%).
Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của JLL về “Phi carbon hóa các thành phố và tòa nhà” (Decarbonising Cities and Real Estate) – cho thấy có khoảng cách tương đối lớn giữa các chính sách được ban hành tại các thành phố, ảnh hưởng của ngành bất động sản và khoa học khí hậu cho thấy cần phải hành động nhanh gọn để giảm thiểu sự ấm lên toàn cầu.
Theo nghiên cứu này, chính quyền thành phố đang xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững đầy tham vọng, thường hướng tới các mục tiêu quy mô quốc gia. Ở Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chẳng hạn, các thành phố như Sydney và Thượng Hải đang hướng tới mục tiêu hoàn thành cắt giảm lần lượt là 70% và 65% lượng phát thải carbon vào năm 2030. Tuy nhiên, kế hoạch xử lý lượng phát thải carbon từ các tòa nhà thường không được quan tâm thích đáng - một số thành phố như Hồng Kông, Thượng Hải và Mumbai thiếu mục tiêu nhất quán trong việc bàn giao các tòa nhà cân bằng lượng phát thải carbon.
Để thực hiện kế hoạch phi carbon hóa toàn diện và hiệu quả cho các tòa nhà, báo cáo của JLL nhấn mạnh rằng mối quan hệ đối tác với bên cho thuê, nhà đầu tư, nhà phát triển và người sử dụng đóng vai trò quan trọng.
“Tòa nhà có cả vấn đề và giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí hậu của chúng ta, và mối quan hệ giữa thành phần công và tư vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ hữu hình trong quá trình phi carbon hóa nền kinh tế. Đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương, điều này đặc biệt quan trọng tại các thành phố như Hồng Kông, trong đó có 85% tòa nhà trên 10 năm tuổi và cần phải trang bị trên diện rộng (retrofitting) cho nhiều tòa nhà hiện có. Tuy nhiên, không có mục tiêu phi carbon hóa tòa nhà nào được đặt ra”, Kamya Miglani, Giám đốc Nghiên cứu Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), Khu vực Châu Á Thái Bình Dương của JLL cho biết. “Nếu điều này không xảy ra, chúng tôi hy vọng chính quyền địa phương sẽ ban hành các quy định và khung hình phạt nặng về tiêu chuẩn tòa nhà - ở đây sẽ có người thắng và người thua khi các thành phố chạy đua để đạt mục tiêu cân bằng lượng phát thải carbon”.
Các thành phố đang sử dụng nhiều công cụ để phi carbon hóa
Nguồn: JLL |
Nghiên cứu của JLL cho thấy rằng các thành phố có khả năng thành công nhất trong việc triển khai phi carbon hóa sẽ là các thành phố cân bằng quy định, ưu đãi, đổi mới và thúc đẩy. Một số thành phố được kêu gọi áp dụng các phương pháp tiếp cận đổi mới của mình để giảm thiểu lượng phát thải từ các tòa nhà, chẳng hạn như Quy hoạch Tổng thể Phát triển Công trình Xanh của Singapore trong đó đặt mục tiêu xanh hóa 80% tòa nhà vào năm 2030. Trong khi đó, Tokyo đã triển khai một chương trình mua bán phát thải khuyến khích các chủ sở hữu tòa nhà cắt giảm lượng phát thải và sử dụng năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cảnh báo rằng chính sách và quy định trên toàn cầu đang tụt hậu so với khoa học hiện nay, và theo đó đã tạo trọng trách lớn hơn cho khu vực tư nhân trong việc đi trước đón đầu trong hành động bảo vệ môi trường. Điều này đặc biệt phù hợp với các thành phố ở châu Á như Thượng Hải, Hồng Kông và Mumbai, đây là những thành phố nổi bật về mức độ dễ bị tổn thương về khí hậu và hiện đang phải chịu áp lực lớn nhất để nâng cao khả năng chống chịu nắng nóng, hạn hán, hỏa hoạn và mưa gió.
Đây là thời điểm cần hành động
Các chủ sở hữu tòa nhà, nhà đầu tư và người thuê được khuyến khích hành động ngay để phát triển các tài sản bền vững hơn và tạo ra lợi thế cạnh tranh thay vì chờ các quy định có hiệu lực thi hành trước khi thực hiện hành động. Việc này liên quan đến việc tăng gấp đôi các sáng kiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và khai phóng các nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ và từ xa. Chính vì vậy, chính quyền thành phố phải thực hiện từng bước và cung cấp lưới điện xanh tại địa phương. Các chương trình chia sẻ kiến thức và thúc đẩy triển khai cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tân trang (retrofitting) các tòa nhà hiện có, đặc biệt là các chủ sở hữu nhỏ và cư dân.
Ngoài vấn đề carbon, nghiên cứu của JLL còn cho rằng các thành phố phải vượt xa khỏi khuôn khổ phi carbon hóa môi trường xây dựng để cân nhắc khả năng tái tạo, tuần hoàn và phục hồi. Điều này liên quan đến việc áp dụng nền kinh tế tuần hoàn giúp loại bỏ lãng phí và đầu tư xanh hóa đô thị và đa dạng sinh học để phát triển các thành phố bền vững, lành mạnh và đáng sống.
Nghiên cứu “Phi carbon hóa các thành phố và tòa nhà” của JLL bao gồm hàng loạt các quy định và cơ cấu báo cáo đang được các chính phủ triển khai cũng như các số liệu và định nghĩa khác nhau đang được áp dụng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và các khu vực khác. Tải về báo cáo đầy đủ tại đây.