JLL Việt Nam là đại diện khối doanh nghiệp tư nhân tham gia Diễn đàn Toàn Cầu MK lần thứ 30 “Cùng hướng tới tương lai” nhân kỉ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Hàn tại Seoul, Hàn Quốc

Thứ Sáu, 24/06/2022 08:00
Ngày 23/06/2022, đại diện JLL Việt Nam, bà Lê Thị Huyền Trang – Giám đốc Nghiên Cứu và Tư Vấn đã góp mặt trong phiên thảo luận “Định hướng đầu tư vào Việt Nam” trong diễn đàn Toàn Cầu (MK Global Forum) lần thứ 30 “Cùng hướng tới tương lai” nhân kỉ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Hàn do tập đoàn Maekyung Media, Phòng Thương Mại Công Nghiệp Hàn Quốc (KORCHAM) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Diễn đàn Toàn Cầu MK lần thứ 30 tổ chức tại Thành phố Seoul, Hàn Quốc

Diễn đàn với sự tham gia của đại diện chính phủ hai quốc gia đã thu hút hơn 200 lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc. Trong hơn 30 năm qua, hợp tác kinh tế của hai quốc gia đã đạt được nhiều thanh tựu nổi bật. Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, 5 tháng đầu năm 2022, tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam từ Hàn Quốc cao thứ hai, với trên 2,06 tỉ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác lớn nhất với 112 dự án mới, đạt 19,4% tỷ trọng.

Là diễn giả duy nhất đến từ khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tham gia vào phiên thảo luận thứ hai của diễn đàn, bà Lê Thị Huyền Trang, đại diện JLL Việt Nam đã chia sẻ về xu hướng thị trường bất động sản Việt Nam quý 1 năm 2022 và các động lực tăng trưởng trong ngành. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã khẳng định mình là một trong những điểm nóng đầu tư bất động sản sáng giá ở Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6-7% trong giai đoạn 2015-2019. Trong bối cảnh đại dịch Covid xuất hiện từ năm 2020, Việt Nam đã trở thành một trong số ít các quốc gia châu Á không bị suy giảm kinh tế trong thời kỳ đại dịch.

Bà Lê Thị Huyền Trang, đại diện JLL Việt Nam đã chia sẻ về xu hướng thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2022

Phát biểu tại diễn đàn, bà Trang cho biết: ”Thị trường công nghiệp vẫn là lĩnh vực thu hút nhất trong đầu tư bất động sản, tiếp tục chuyển động từ Trung Quốc và nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài sành sỏi hơn. Việt Nam tiếp tục thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng góp một nửa tổng đầu tư. Tiêu dùng nội địa ngày càng tăng dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng phát triển nhà xưởng xây sẵn sẵn.”

Đồng thời, theo bà Trang sau Covid, có bốn xu hướng thị trường có thể thấy, bao gồm thị trường bất động sản sôi động hơn ở các tỉnh lân cận, trong khi Hà Nội và Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục bị hạn chế nguồn cung. Các bên liên quan tại Việt Nam đang làm việc tích cực để tìm ra sự điều chỉnh phù hợp. Bán lẻ sẽ bỏ qua kỷ nguyên “trung tâm thương mại lớn. COP26 Việt Nam đặt mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050 và ESG là từ được nhắc đến nhiều nhất. Và cuối cùng là phát triển quy mô lớn được tích hợp và tối ưu hóa.

N.Lan

Tin khác

Video: Đôi dép không thể thiếu nhau