Trong khi các doanh nghiệp nỗ lực vượt qua năm 2020 đầy sóng gió, tình hình phức tạp hiện nay vẫn đặt ra một dấu hỏi lớn cho kế hoạch phục hồi sau đại dịch. Đâu là sự thúc đẩy tối cần thiết để doanh nghiệp tiến về phía trước? Dưới đây là một số thông tin trong ngành cùng những giải pháp công nghệ hiệu quả và tiết kiệm có thể giúp thị trường du lịch tăng tốc phát triển trong thời hậu Covid.
Ngành du lịch và dịch vụ tái sinh sau đại dịch
Tại thời điểm Việt Nam thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc, cộng đồng đã buộc phải chuyển về "trạng thái đóng băng", kéo tỷ lệ người có việc làm đã giảm mạnh tới 26% vào tháng hai so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, sự ngăn chặn thành công đại dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam đã mang đến triển vọng về sự phục hồi nhanh chóng của thị trường. Thế nhưng, hành trình khôi phục lại thị trường du lịch quốc gia sẽ vẫn còn nhiều thách thức, khi nhu cầu và hành vi khách hàng đang dần chuyển sang trải nghiệm tự phục vụ và ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các kênh kỹ thuật số. Trong hiện thực mới này, chúng tôi tin rằng công nghệ chính là chìa khoá để các doanh nghiệp kịp thời chiếm lĩnh thị phần và vươn lên dẫn đầu hậu thời kì khủng hoảng.
Ông Phạm Gia Dân, Giám đốc Phát triển kinh doanh của Infobip Việt Nam
Các xu hướng số mới nổi định hình lại nền công nghiệp trên toàn cầu và các nước
Sự gia tăng nhận thức về sức khỏe và vệ sinh đang mở ra cơ hội để công nghệ không chạm trở nên phổ biến hơn. Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền vi rút, các phương pháp giao tiếp không trực tiếp trên nền tảng kỹ thuật số đang trở nên được ưa chuộng. Trong nghiên cứu mới nhất của Visa, 85% du khách Việt Nam đã và đang bắt đầu sử dụng các phương thức thanh toán không tiếp xúc mới và có xu hướng sẽ tiếp tục duy trì thói quen này trong tương lai.
Đóng cửa và cách ly xã hội cũng đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dịch vụ trọn gói. Một nghiên cứu về khách hàng của Accenture đã chỉ ra sự gia tăng lớn trong việc sử dụng các dịch vụ đa kênh như dịch vụ thương mại trên mạng xã hội, tư vấn ảo và giao nhận hàng. Trong thị trường du lịch, chúng tôi cũng thấy trước được những xu hướng liên quan đến dịch vụ vận tải trọn gói do mối lo ngại về các phương tiện công cộng. Các khách sạn và đại lý du lịch có thể tích hợp dịch vụ này trên trang web của họ để cung cấp trải nghiệm xuyên suốt từ các kênh ngoại tuyến đến các trực tuyến.
Một xu hướng được chú ý khác chính là sự ưu tiên cho hoạt động kỹ thuật số toàn diện. Hoạt động với ngân sách eo hẹp, việc tối ưu hóa hoạt động nội bộ cũng như quy trình dịch vụ để tăng hiệu quả và giảm chi phí đã trở thành ưu tiên của nhiều doanh nghiệp. Một số phương pháp phổ biến bao gồm áp dụng hệ thống quản lý kênh, kết hợp dịch vụ giữa các nền tảng và phát triển các quy trình tự động hóa, đây đều là những phương pháp mà các dịch vụ đa kênh hoàn toàn có thể thực hiện được.
Không thể phủ nhận rằng việc nắm bắt được xu hướng công nghệ mới sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn với tốc độ thay đổi nhanh chóng này. Điều đó khiến chúng tôi thường xuyên trăn trở về các giải pháp giúp ngành du lịch chuyển đổi theo hướng thông minh và hiệu quả hơn. Tiêu biểu, chúng tôi đã triển khai thành công nền tảng WhatsApp dành cho Doanh nghiệp và nền tảng SMS thông qua Infobip API cho EaseMyTrip để giúp kịp thời cung cấp thông tin về các chuyến bay, giảm thiểu tối đa bất tiện cho khách hàng. Các doanh nghiệp khác trên thị trường cũng có thể áp dụng phương pháp thông báo trên các nền tảng được khách hàng ưa chuộng để truyền đạt những thông tin quan trọng như nhắc nhở đeo khẩu trang, vệ sinh tay, khai báo tình y tế… Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết, gần gũi và cá nhân hoá với khách hàng.
Cách thức hữu hiệu cho các nhà điều hành kinh doanh gắn kết với khách hàng và tạo đà phát triển trong thời điểm sắp tới
Dù ở giai đoạn nào trong hành trình số hóa của doanh nghiệp, việc làm hài lòng và giữ chân khách hàng vẫn là ưu tiên hàng đầu để dẫn đến thành công. Do đó, các doanh nghiệp nên dành sự quan tâm nhiều hơn đến việc cá nhân hóa các hoạt động marketing để tăng sự trung thành của khách hàng với thương hiệu và giữ chân khách hàng, ngay cả với những khách hàng mới. Chatbots là một phương pháp đáng được cân nhắc, mang lại sự cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Ví dụ, Chatbots có thể được lập trình để giúp khách hàng lên kế hoạch cho một chuyến du lịch trọn gói dựa theo các nhu cầu khác nhau, thông báo những ngày còn trống của khách sạn hoặc thời gian chuyến bay thông qua tin nhắn thoại. Phần mềm được lập trình để tìm kiếm thông tin về các chuyến bay và khách sạn phù hợp với nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng chỉ trong vòng vài giây.
Một phương pháp quen thuộc nhưng hữu hiệu khác để chinh phục khách hàng cũ có thể kể đến những chương trình khuyến mãi đặc biệt cho người mua trung thành và ưu đãi đúng thời điểm. Với thị trường nhạy cảm về giá như Việt Nam, cùng việc ưu đãi ngày càng được sử dụng nhiều qua các kênh thương mại điện tử, các chương trình khuyến mãi vẫn luôn là những công cụ rất hiệu quả. Doanh nghiệp cũng nên lưu tâm tới việc sử dụng đúng kênh truyền thông, tại đúng thời điểm, với đúng thông điệp, để ưu đãi trở nên hấp dẫn thay vì gây phiền toái cho khách hàng. Những điều này đều nằm trong sức mạnh của truyền thông đa kênh.
Các giải pháp đa kênh hỗ trợ các doanh nghiệp trong thị trường du lịch và khách sạn giữ chân và mở rộng tệp khách hàng
Đối với ngành kinh doanh mà hành trình khách hàng chủ yếu diễn ra trên các nền tảng trực tuyến như du lịch và khách sạn, việc giao tiếp đa kênh với khách hàng không còn là một lựa chọn. Đó là điều bắt buộc để mang lại trải nghiệm cá nhân hóa, đơn giản hóa, kết nối để tạo ra một cuộc trò chuyện nhất quán, liền mạch giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nền tảng giao tiếp đa kênh có thể hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và khách sạn trong việc tạo ra sự hài lòng của khách hàng, ví dụ như gửi vé máy bay và thông báo đăng ký chỗ ngồi qua điện thoại di động, gửi thông báo qua ứng dụng nhắn tin, cung cấp khuyến mại đặc biệt cho khách hàng trung thành, tất cả chỉ trong một nền tảng giao diện.
Đa kênh là một phương pháp tiếp cận toàn diện đồng thời cá nhân hóa, vì nó có thể truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng thông qua các kênh giao tiếp ưa thích của khách hàng. Khách hàng ngày nay đòi hỏi thời gian chờ đợi ngắn hơn, tương tác dễ dàng, hiệu quả hơn và dịch vụ cá nhân hóa. Do đó, việc tối ưu hóa các nền tảng được ưa chuộng như Zalo, WhatsApp và Viber tại thị trường Việt Nam, có thể cho phép các thương hiệu xây dựng kết nối thân thiết hơn với cộng đồng người dùng không ngừng mở rộng của những kênh này.
Chúng tôi tin tưởng rằng cách tiếp cận đa kênh sẽ không chỉ là phao cứu sinh cho doanh nghiệp trong thời năm 2020 đầy thách thức, mà còn là động lực cho thành công lâu dài của các doanh nghiệp. Tại Infobip, mục tiêu đơn giản hóa giao tiếp toàn cầu thông qua các giải pháp đa kênh vẫn sẽ là ưu tiên số 1 của chúng tôi, song song với việc trở thành đối tác tin cậy của các doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực du lịch và khách sạn mà còn trong các thị trường khác.
Về Infobip
Infobip là nền tảng giao tiếp đám mây toàn cầu, cho phép các doanh nghiệp xây dựng trải nghiệm khách hàng xuyên suốt toàn bộ các giai đoạn của quá trình mua hàng trên quy mô lớn thông qua các tương tác dễ dàng và được ngữ cảnh hóa trên các kênh ưa thích của khách hàng. Thông qua một nền tảng duy nhất, Infobip cung cấp các giải pháp tương tác đa kênh, nhận diện, xác thực người dùng, bảo mật và trung tâm liên lạc, giúp các doanh nghiệp và đối tác đơn giản hóa quá trình giao tiếp với khách hàng, tăng trưởng kinh doanh và thúc đẩy sự trung thành của khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và đáng tin cậy. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, Infobip không ngừng mở rộng quy mô hoạt động với hơn 65 văn phòng trên khắp thế giới, cung cấp công nghệ được phát triển chuyên biệt với khả năng tiếp cận hơn bảy tỷ thiết bị di động và "vạn vật" tại hơn 190 quốc gia được kết nối với hơn 800 mạng viễn thông. Infobip cung cấp dịch vụ và hợp tác với các nhà khai thác di động hàng đầu, các ứng dụng nhắn tin, ngân hàng, mạng xã hội, các công ty công nghệ và các nhà cung cấp dịch vụ tổng hợp.