Ghé thăm bộ lạc sống trên cây, hái lá chuối làm quần áo

Thứ Sáu, 22/11/2019 12:26
Bộ lạc Korowai, chỉ có 3000 người nhưng lại là một cộng đồng sống ẩn dật ít ai biết ở Indonesia.

Bộ lạc này hiện vẫn còn đang sinh sống ở Papua, Indonesia, được phát hiện bởi người phương Tây vào năm 1974, khi một nhóm các nhà khoa học tình cờ tới đây.

ghe tham bo lac song tren cay, hai la chuoi lam quan ao hinh anh 1

Được trang bị kỹ kiến thức về bộ lạc, Paul Raffaele, một hướng dẫn viên du lịch đã dẫn dắt đoàn làm phim của Úc đến đây, may mắn là được tiếp cận với một số người trong bộ lạc.

ghe tham bo lac song tren cay, hai la chuoi lam quan ao hinh anh 2

Những hình ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Eric Baccega đã cho thấy một cái nhìn chân thật hơn liên quan tới sinh hoạt sống thường ngày của người Korowai. Hầu hết người trong bộ lạc này đều có kỹ năng săn bắn hái lượm thuần thục. Dựa vào việc săn bắn và câu cá, họ đem về rất nhiều thức ăn cho gia đình mình. 

ghe tham bo lac song tren cay, hai la chuoi lam quan ao hinh anh 3

Người Korowai sống trên các túp lều đặc biệt trên cây, cố gắng bảo vệ nhà mình khỏi các bộ lạc đối thủ, tránh được nước lũ dâng cao và các cuộc tấn công đốt phá. Phụ nữ và trẻ em tại đây thường xuyên bị nhắm làm mục tiêu bắt làm nô lệ. Do đó, những ngôi nhà trên cây sẽ bảo vệ họ được. Ngoài ra, họ còn sử dụng lá cây như lá chuối để làm quần áo.

ghe tham bo lac song tren cay, hai la chuoi lam quan ao hinh anh 4

Từ những năm 1990, người dân nơi đây bắt đầu biết cách trao đổi khi đồng ý hợp tác với các công ty lữ hành địa phương để tổ chức các chuyến thăm quan quanh làng.

Đối với người Korowai, văn hóa dân gian, bùa phép rất quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Mọi người đều tin vào sự tái sinh và những câu chuyện thần thoại được truyền miệng.

ghe tham bo lac song tren cay, hai la chuoi lam quan ao hinh anh 5

Các nghi lễ hiến tế liên quan tới động vật hiện vẫn còn lưu giữ, họ xem đó như một món quà tổ tiên để lại cho họ trong những thời điểm khó khăn. Người Korowai luôn ý thức trong việc bảo vệ văn hóa riêng của bộ lạc mình.

Theo Express

Tin khác